Trực tiếp kiểm tra việc thực hiện Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về án trả hồ sơ điều tra bổ sung!
Ngày đăng: 21/08/2023 4131 lượt xem

Thực hiện chương trình, kế hoạch công tác năm 2023 của Viện KSND tỉnh Bình Thuận. Nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Vừa qua Đoàn kiểm tra theo kế hoạch số 793/KH-VKSBT-P2 ngày 07/8/2023 của Viện KSND tỉnh Bình Thuận đã trực tiếp kiểm tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về án trả hồ sơ để điều tra bổ sung tại Viện KSND huyện Tánh Linh.

Đoàn kiểm tra do Đ/c Trần Ân Đông - Trưởng phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội  làm Trưởng đoàn; Làm việc với Đoàn kiểm tra có tập thể Lãnh đạo viện, cán bộ, KSV Viện KSND huyện Tánh Linh. Tại buổi làm việc Đoàn đã trực tiếp nghe Lãnh đạo Viện KSND huyện Tánh Linh báo cáo thực trạng án trả hồ sơ điều tra bổ sung tại đơn vị, sau đó đoàn trực tiếp kiểm tra sổ sách, hồ sơ, tài liệu có liên quan. Qua kiểm tra về cơ bản các hồ sơ được lập đúng theo quy chế của ngành, được phân từng tập, đánh dấu bút lục, có danh mục hồ sơ cụ thể, rõ ràng.

Việc trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung đảm bảo cho việc điều tra thu thập chứng cứ được đầy đủ, áp dụng trình tự thủ tục tố tụng đúng quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử; đảm bảo cho việc truy tố, xét xử có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Tuy nhiên, số vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều, thể hiện sự thiếu sót của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc phát hiện và chứng minh tội phạm.

( Quang cảnh đoàn kiểm tra trực tiếp tại Viện KSND huyện Tánh Linh)

Nhằm  phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục tồn tại,  thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian tới:

Thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành trong việc THQCT - KSĐT, KSXXST các vụ án hình sự

Trong công tác quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ, Lãnh đạo Viện kiểm sát cần quản lý chặt chẽ số liệu, lý do trả hồ sơ để điều tra bổ sung của các Kiểm sát viên. Coi việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một chỉ tiêu để đánh giá năng lực công tác, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân trong đơn vị; đồng thời, Viện kiểm sát cấp trên cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới, kịp thời phát hiện thiếu sót, tồn tại trong nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật để có biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát cấp dưới cũng cần tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên để giải quyết các vụ án phức tạp, có vướng mắc hoặc quan điểm giải quyết khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Lãnh đạo các đơn vị phải chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ của Kiểm sát viên ở các giai đoạn tố tụng, nhất là kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ về kiểm sát việc khởi tố, đề ra yêu cầu điều tra, kiểm sát việc lập hồ sơ, kiểm sát việc kết thúc điều tra, đề xuất truy tố….

Thứ hai: Tích cực nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ Kiểm sát viên được phân công giải quyết các vụ án hình sự

Kiểm sát viên làm công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự phải nắm chắc trình tự thủ tục tố tụng quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự; thường xuyên nghiên cứu và cập nhật, tích lũy các văn bản quy phạm pháp luật mới, các Nghị Quyết, Nghị định, Thông tư hướng dẫn có liên quan đến công tác nghiệp vụ, Quy chế của ngành để áp dụng vào thực tiễn. Kiểm sát viên phải bám sát tiến độ điều tra, chủ động phối hợp với Điều tra viên nghiên cứu hồ sơ, nắm chắc chứng cứ,  đề ra yêu cầu điều tra nhằm khắc phục kịp thời những thiếu sót về chứng cứ hoặc vi phạm tố tụng; tham gia với Điều tra viên  hỏi cung bị can để nắm chắc nội dung vụ án và các tình tiết phạm tội của bị can. Đối với các vụ án phức tạp, bị can phản cung, chối tội hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, sau khi kết thúc điều tra, Kiểm sát viên phải thực hiện việc phúc cung đối với từng bị can để bảo đảm việc truy tố có căn cứ vững chắc.

Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Kiểm sát viên cần chuẩn bị tốt đề cương xét hỏi, dự thảo luận tội, dự kiến các tình huống có thể xảy ra. Cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu nghiệp vụ được nêu trong Chỉ thị 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 10/7/2015 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai cũng như các Quy chế nghiệp vụ của ngành. Nắm vững và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của BLTTHS năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án hình sự.

Thứ ba: Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

Trong quá trình giải quyết vụ án, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Trong đó, Kiểm sát viên cần tích cực, chủ động trao đổi với Điều tra viên, Thẩm phán để giải quyết những vấn đề phát sinh cần tháo gỡ  ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử; tham mưu kịp thời với Lãnh đạo liên ngành kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án nhằm hạn chế và khắc phục triệt để việc trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với những trường hợp không cần thiết hoặc không có căn cứ. Khi xảy ra tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, lãnh đạo cơ quan tố tụng cần tiến hành họp ngay và làm rõ trách nhiệm về những thiếu sót của Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để cùng rút kinh nghiệm đối với những vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, hướng tới mục đích đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng thời hạn luật định, hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an ninh trật tự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

N.Dũng – VKS tỉnh

 

03-10-2023
32 lượt xem
Vừa qua Viện KSND tỉnh Bình Thuận đã ban hành kháng nghị số 256/QĐ-VKS ngày 14/8/2023, để xét xử theo trình tự phúc thẩm đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 40/2023/HSST
25-09-2023
146 lượt xem
Thực hiện chương trình kế hoạch công tác năm 2023 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận. Vừa qua, Đoàn kiểm sát trực tiếp do đồng chí Trần Thị Thanh Nhàn - Phó Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án làm Trưởng đoàn, cùng các thành viên đã tiến hành kiểm sát trực tiếp về công tác thi hành án dân sự
14-09-2023
272 lượt xem
Thực hiện Kế hoạch số 140/KH-VKSBT ngày 17/02/2023 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, về kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí năm 2023
11-09-2023
305 lượt xem
Thực hiện Kế hoạch số 15-KH/ĐU ngày 30/8/2023 của Đảng ủy VKSND tỉnh Bình Thuận về việc Tổ chức về nguồn tại Khu di tích Tỉnh ủy Bình Thuận.
30-08-2023
331 lượt xem
Thực hiện chương trình, kế hoạch Thanh tra năm 2023 của Viện KSND tỉnh Bình Thuận. Vừa qua Đoàn Thanh tra theo Quyết định số 381/QĐ-VKSBT ngày 09/8/2023 của Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Thuận,
30-08-2023
322 lượt xem
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 12/01/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2023 và Kế hoạch số 69/KH-KTĐ9 ngày 31/7/2023 của Khối thi đua 9 về tổ chức Hội thao Khối thi đua 9 năm 2023
Hướng dẫn nhập phần mềm KNTC

Hướng dẫn nhập phần mềm KNTC

Liên kết Website